Phương pháp điều trị

Biến chứng, kết quả phẫu thuật sau khi mổ đĩa đệm cổ

  1. Biến chứng
  • Biến chứng chung cho các phẫu thuật đĩa đệm cổ có thể gặp như sau: tổn thương động tĩnh mạch gốc, tổn thương khí quản và thực quản; biến chứng sau mổ như nuốt khó (dysphasia) và nói khàn (hoarseness) do phù nề hoặc co kéo nhánh thần kinh quặt ngược, nhiễm trùng vết rao.
  • Biến chứng riêng cho từng loại phẫu thuật đĩa đệm cổ như sau:

+ Biến chứng của ghép xương (bone graft) có thể gặp: trật mảnh ghép ra trước gáy chèn ép thực quản làm nuốt khó, trật mảnh ghép ra sau gây chèn ép tuỷ, tiêu mảnh xương ghép, xẹp mảnh xương ghép, vỡ mảnh xương ghép và khớp giả.

McCulloch (1998) đã mổ vi phẫu cho 600 trường hợp đĩa đệm cổ có ghép xương, đã gặp một số biến chứng sau: nuốt khó 2%, tái phát đau 20%, đau cánh tay dai dẳng là 8%, nói khàn 2%, phẫu thuật lại 3,5% và tử vong dưới 1%. Thất bại của việc ghép xương gặp 30% là do: di lệch mảnh xương ghép, tiêu mảnh xương ghép, xẹp mảnh xương ghép, khớp giả và nhiễm trùng.

+ Biến chứng của đặt lồng Cespace có thể gập như trật lồng ghép gây chèn ép thực quản hoặc chèn ép tuỷ, tuột vít hoặc gẫy vít, vỡ lồng ghép.

Xem thêmTập phục hồi chức năng sau mổ cột sống thắt lưngChăm sóc và đi lại sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

+ Biến chứng của cắt bỏ đĩa đệm đơn thuần: trong số 86 trường hợp mổ đĩa đệm cổ đơn thuần, chúng tôi gặp biến chứng nhiễm trùng vết mổ c,5%, nói khàn 1 (1,1%); trong 5 trường hợp có ghép xương thì có 1,1% cảm giác nuốt khó ở tuần đầu sau mổ, không có trường hợp nào trật mảnh xương ghép, không có tiêu xương hoặc vỡ mảnh xương ghép; tất cả các trường hợp đều can xương tốt.

Ảnh minh họa
  1. Kết quả phẫu thuật
  • Kết quả cắt bỏ đĩa đệm đơn thuần

Căn cứ vào rao ở giai đoạn đau rễ hay ở giai đoạn đã có biểu hiện tổn thương tuỷ, Bùi Quang Tuyển (2007) đã chia kết quả sau mổ làm 3 mức độ: tốt, khá và kém.

  • Tốt: hết đau, phục hồi hệt (nếu trước mô có liệt), trở về với công việc cũ.
  • Khá: đỡ đau nhiều, liệt có hồi phục nhưng chưa hoàn toàn; còn đau nhẹ cổ -vai, phải dùng thuốc nhưng không thường xuyên. Trở về với công việc cũ hoặc chuyển công việc thích hợp.
  • Kém: còn đau nhiều, liệt phục hồi kém, phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên, những trường hợp phải mổ lại, mất khả năng lao động (bảng 4.6).

Bảng 4.6: Kết quả phẫu thuật (Bùi Quang Tuyển, 2007)

Lâm sàng SỐBN Tốt (%) Khá (%) Kém {%)
Đau rễ 32 4 27 1
(12,5) (84,37) (3,12)
Bại 11 3 5 3
Chèn nửa người (27,27) (45,45) (27,27)
ép Bại 38 2 24 12
tuỷ tứ chi (5,26) (63,15) (31,57)
Liệt 5 2 1 2
tứ chi TW (40) (20) (40)
Tổng cộng 86 11 57 18
(12,79) (66,27) (10,93)

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: nếu mổ ở giai đoạn đau rễ (tức là mới chỉ đau và rối loạn cảm giác như tê bì), cho kết quả tốt và khá là 31/32 (96,88“o). Kết quả ở nhóm bệnh nhân hệt tứ chi cho kết quả tốt và khá là 60%, kém là 40“é.

Trong 86 trường hợp trên có 2 trường hợp phải phẫu thuật lại là do mô lần thứ nhất không ghép xương, bệnh nhân đau tăng vá cột sống gù thứ phát. Khi mổ lại có ghép xương thì cả 2 trường hợp đều cho kết quả tốt, bệnh nhân hết đau và xương can tốt.

  • Kết quả cắt bỏ đĩa đệm vi phẫu có ghép xương

McCulloch (1998) đã tiến hành cắt đĩa đệm có ghép xương cho 600 trường hợp và theo dõi trong vòng 4 năm, đã chia kết quả sau mổ ra làm 2 mức độ: hài lòng và chưa hài lòng (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Kết quả mổ đĩa đệm cổ vi phẫu (McCulloch, 1998).

Hài lòng (satisfactory)

Hết hoặc một số còn đau cổ -vai  96%

Không hoặc một số còn phụ thuộc vào thuốc 99%

Trở về với công việc hoặc các hoạt động bình 97% thường chưa hài lòng (unsatisfactory)

Còn đau cổ -vai 5%

Phụ thuộc vào thuốc giảm đau  1%

Giảm hoặc không có khả năng quay lại với 3% công việc cũ

  • Kết quả cắt bỏ đĩa đệm và hàn xương bằng lồng titanium

Bovíatasis Ẹ và cộng sự (2001) đã tiến hành cắt đĩa đệm cổ có hàn xương bằng long titanium (lồng Cerlock và lồng Biomat) cho 28 trường hợp, kết quả: đỡ đau nhiều sau mổ 22/28 (78%), đỡ đau không nhiều 6/28 (22%). Theo dõi 6 tháng sau mổ thì 90% đỡ đau nhiều và hồi phục vận động.

Biến chứng sau mổ 3 trường hợp (10,3%), trong đó: trật lồng titamum (dislocation) khỏi vị trí là 2 trường hợp do không đặt nẹp Caspar; L trường hợp được đặt nẹp Caspar nhưng bị gẫy vít.